hinh 6 hình 2 hinh 8 HINH 8 hinh 5 hinh 12 hinh 7 hinh 10 hình 1

RAU MUỐNG : Tên khoa hoc : Ipomoea aquatica là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh  thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nó là một loại rau rất phổ thông, và các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng, thậm chí "nghiện".

 Miêu tả

Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống. Quả nang tròn, đường kính 7–9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm.

 Phân loại

Tùy theo điều kiện trồng trọt, có thể phân ra các giống:

  • Rau muống ruộng có hai giống trắng và đỏ: rau muống trắng thường được trồng cạn, trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ, kém chịu ngập; rau muống đỏ trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt độ 20-30 °C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng.
  • Rau muống phao: cấy xuống bùn, cho rau nổi trên mặt nước, cắt ăn quanh năm.
  • Rau muống bè: kết thành bè thả trên mặt nước ao, hồ, kênh, mương quanh năm, những tháng rét năng suất kém.
  • Rau muống thúng: trồng vào thúng có đấtphân, đặt lên giá cắm ở ao sâu để thúng nổi lên khoảng 1/4 chiều cao, cho rau bò kín mặt ao.

Các giống rau muống nước thường luộc ngon hơn xào hay ăn sống, giống trồng cạn thường thích hợp với xào hoặc có thể ăn sống.

 Thành phần hóa học

Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.

 Công dụng

 Ẩm thực và chế biến

 
Rau muống xào kiểu Penang, Malaysia.

Từ rau muống, cách đơn giản nhất là luộc lên. Và tùy theo từng vùng, người ta có thể chấm với nước mắm, xì dầu, chao, mắm téptương (đặc biệt là tương Bần). Ngoài rau muống luộc, còn có rau muống xào tỏi (có thể gia chút mắm tôm theo truyền thống); làm nộm rau muống với lạc rang giã dập, giấm, đường, tỏi, ớt; gia vào canh riêu cua hoặc canh cua khoai sọ thay cho rau rút, ăn với lẩu gà, làm rau muống nướng. Cũng thường thấy rau muống được chẻ ra ăn sống với các loại rau thơm khác. Mỗi cách đều có hương vị riêng và tùy sở thích của từng vùng, từng miền mà cách chế biến có khác nhau.

Tại Việt Nam xưa đã từng có loại rau muống được nuôi trồng rất cầu kỳ bằng cách cho ngọn rau mọc cuộn trong những chiếc vỏ ốc rỗng, để lấy những ngọn rau muống trắng nõn và mập mạp tiến vua.

 Dược lý

Chữa bệnh đái tháo đường. Đắp vết loét do bệnh zona.

KĨ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG :

Quy trình kỹ thuật trồng rau muống nước

1. Giống

- Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống: giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng.

- Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau đang thu hoạch.

- Chọn những đoạn thân bánh tẻ có mang nhiều đốt hoặc có thể tách từng khóm nhỏ mang nhiều nhánh con để trồng.

2. Thời vụ

Rau muống có thể trồng quanh năm trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô.

 3. Chuẩn bị đất

- Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất khác nhau

- Rau muống gieo hạt hoặc trồng cạn lên liếp rộng 1,2 - 1,5 m cao 12 - 15 cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20 cm.

- Rau muống trồng nước: chuẩn bị đất như đất trồng lúa. 

- Trong mùa mưa: rau muống hạt, trồng cạn có thể trồng trong nhà lưới hoặc che phủ bạt nylon để tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh.
Chú ý: Nên dùng nước sạch tưới cho rau muống. Không nên dùng nước thải khu công nghiệp, khu dân cư tưới cho rau muống.

4. Khoảng cách trồng

- Tùy theo đất trồng, giống và kỹ thuật trồng mà áp dụng mật độ khác nhau.

- Đối với rau muống gieo hạt có thể gieo từ 8 - 10 kg hạt giống/1.000 m2.

- Rau muống trồng cạn và rau muống nước có thể trồng với khoảng cách 10 - 15 cm, tùy theo điều kiện đất. Mật độ trồng có thể biến động từ 20.000 - 150.000 chồi/1000 m2.

- Khi trồng vùi đất kín 2 - 3 đốt.

- Đối với rau muống sau khi thu hoạch thường để lại gốc thì nên để lại từ 2 - 3 đốt. nếu để lại nhiều đốt thì chồi nhiều nhưng nhỏ.

5. Bón phân (tính cho 1000 m2)

Tùy theo đất mà lượng bón khác nhau. Trung bình lượng phân bón như sau:

- Bón lót: phân chuồng hoai 1,5 - 2 tấn, super lân 10 - 15 kg, kali 3 - 4 kg.

- Bón thúc: Thường dùng urê, sau mỗi lần thu hoạch  khoảng 15 - 20 kg urê.

Lưu ý không bón quá nhiều urê, cần bón urê lần cuối vào trước khi thu hoạc ít nhất là1 tuần.

Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Dịch hại chính trên rau muống là: Ốc bươu vàng, sâu khoang, rầy, bệnh gỉ trắng, đốm lá, tuyến trùng…

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với dịch hại rau muống sẽ hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang. Biện pháp che phủ bạt nilon trong mùa mưa, bón phân cân đối có hạn chế ngăn ngừa bệnh hại rau muống có hiệu quả.

Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn.

Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc BVTV như sau:

- Đối với sâu khoang: Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin, các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như Biocin, Depel…, có nguồn gốc NPV như Vicin, Seba… hoặc dùng thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như  Sumicindin, Karate, SecSaigon, Sherzol, Sherpa.

- Đối với rầy hại: Dùng Butyl, Trebon, Actara, Oshin...

- Đối với bệnh: có thể dùng Monceren, Ridomyl MZ, Mexyl-MZ, Hạt vàng Thio-M.

Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không dùng các loại thuốc cấm, nhớt cặn trên rau muống.

7. Thu hoạch

Tùy theo mục đích sử dụng. Thời điểm thu hoạch đối với rau muống gieo hạt từ 20 - 30 ngày. Đối với rau muống trồng khoảng cách giữa các lứa thu hoạch từ 18 - 21 ngày.

 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU MUỐNG NƯỚC

 Hiệu quả sản xuất rau muống nước được thể hiện bảng dưới đây, tính thu nhập trên 1 ha/năm.

Đối với rau muống nước, thu hoạch 10 lứa/năm, tính
6 tháng, thay gốc trồng mới.

Các chi phí làm đất, gia cố bờ, giống, phân hữu cơ, lân, vôi chỉ sử dụng khi trồng mới hoặc thay gốc.

Nhiều vùng nông dân có thể để gốc cả năm mới thay gốc lại.

Đơn vị tính: 1000đ

 

TT

Đề mục

Min

Max

T. bình

I

Tổng chi

41.600

57.300

49.450

1

Làm đất, gia cố bờ

% chi phí  làm đất

1.600

3,85

4.000

6,98

2.800

5,66

2

Giống

% chi phí mua giống

4.800

11,54

6.000

10,47

5.400

10,92

3

Phân bón

% chi phí phân bón

10.800

25,96

14.900

26.01

12.850

25,99

4

Thuốc BVTV

% chi phí thuốc BVTV

3.400

8,17

5.400

9,42

4.400

8,90

5

Công lao động

% chi phí công lao động

21.000

50,48

27.000.000

47,12

24.000

48,53

II

Tổng thu

85.000

180.000

128.125

 

Năng suất (tấn)

100

150

125

 

Giá bán  tại ruộng (đ/kg)

850

1.200

1.025

 

Giá thành (đ/kg)

416

382

396

III

Lợi nhuận

43.400

122.700

78.675

So với trồng lúa:

- Giá trị sản xuất trung bình trên 1 ha cao gấp 7,24 lần, lợi nhuận trung bình cao gấp 7,6 lần.

- Nếu phải thuê công lao động toàn bộ, lợi nhuận 1ha trồng rau muống nước trong 1 năm trung bình đạt 78.675.000 đống, nếu phải thuê đất (10.000.000 - 20.000.000 đ/ha/năm), người trồng rau muống vẫn còn lợi nhuận trên 50.000.000 đ/ha/năm.

- Nếu người nông dân có công lao động, sau khi trừ chi phí người trồng rau muống thu nhập trung bình đạt 104.000.000 đ/ha/năm, nếu phải thuê ruộng  (10.000.000 - 20.000.000 đ/ha/năm), người trồng rau muống thu nhập trên 80.000.000 đ/ha/năm

CHẾ BIẾN MÓN ĂN :

XÀO RAU MUỐNG

Xào rau muống ngon xanh hơn nhờ mẹo
                       Xào rau muống ngon xanh hơn nhờ mẹo Cách xào rau muống ngon như nhà hàng

 

  Trước khi xào, cần chần rau muống vào nước sôi sùng sục trên lửa lớn, có chút muối (đừng luộc kỹ vì rau sẽ kém xanh và mất độ giòn).

Nhà bạn thường xuyên có rau muống xào nhưng khi đi nhậu, chồng bạn vẫn cứ gọi món này, chỉ cũng là rau xào nhưng nhà hàng làm ngon hơn hẳn.

Món rau muống xào tỏi ở nhà hàng thật hấp dẫn xanh mướt, giòn, ngọt, thơm…Để cũng nấu được như vậy, bạn hãy áp dụng một số bí quyết sau:

Trước khi xào, cần chần rau muống vào nước sôi sùng sục trên lửa lớn, có chút muối (đừng luộc kỹ vì rau sẽ kém xanh và mất độ giòn). Sau đó vớt ra thả ngay vào nước mát có thả đá lạnh rồi vớt ra cho ráo nước. Những thao tác này đảm bảo cho rau có độ xanh mát mắt.

Cách xào rau muống ngon như nhà hàng - 1

Xào sớm ngay sau khi rau ráo nước (càng để lâu, món rau xào sẽ càng mất ngon). Nếu thích các món xào, bạn nên sắm chảo gang vì loại chảo này giữ nhiệt rất tốt, các loại rau xào sẽ rất xanh. Bật lửa lớn tối đa, cho chảo thật nóng rồi cho dầu ăn vào (không cho quá nhiều như nhà hàng vì sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng cũng đừng cho ít quá vì rau sẽ không ngon).

Cho một phần tỏi băm vào dầu sôi, rồi cho rau vào, nêm gia vị, xào thật nhanh tay rồi nhắc xuống, cho nốt chỗ tỏi băm còn lại. Món rau của bạn sẽ thật xanh, giòn, thơm, ngọt.

Một điều cần lưu ý nữa là món rau xào của bạn chắc chắn sẽ không ngon nếu bạn xào quá nhiều cùng lúc. Nếu bó rau lớn, bạn hãy chia ra nhiều lần xào (kể cả khi chần cũng nên chia ra mất lần), rau mới xanh và giòn được.

BÀI THUỐC MÓN ĂN :

Rau muống - Thuốc thanh nhiệt, lương huyết

Mùa hè có nhiều loại rau khác nhau, nhưng rau muống vẫn là loại rau dân dã, dễ chế biến lại dễ ăn và có thể thu hái quanh năm nhưng vào dịp hè là thuận lợi hơn cả. Ngoài tên gọi là rau muống còn nhiều tên gọi khác như vô tâm thái hay ung thái hoặc uông thái, thông thái, không tâm thái...

Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae).

Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau muống thấy nước chiếm 78,2g, protein 2,7g, canxi 85mg, phospho 31,5mg, sắt 1,2mg, vitamin C 20g, vitamin B2, caroten, acid nicotic, nicotic, đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt, có thể cải thiện bệnh chứng...

Để tham khảo, đồng thời có thể chọn lựa áp dụng sao cho thích hợp, an toàn, hiệu quả, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu từ rau muống.

- Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Lấy rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.

- Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).

- Chữa kiết lỵ mùa hè: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày.

- Ngộ độc thức ăn: Lấy rau muống một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, nếu nặng mất nước, nhiễm độc phải đi viện cấp cứu ngay.

- Trị đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.

- Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.

- Chữa đẹn trong miệng hoặc lở loét miệng trẻ em: Rau muống tươi 100g, củ hành lá tươi 50g, nấu canh lấy nước cho trẻ uống.

- Lở ngứa ngoài da, zona: Lấy ngọn rau muống, lá vòi voi mỗi thứ một nắm giã nhuyễn với ít muối đắp lên vết thương.

- Rôm sảy, mẩn ngứa, thủy đậu: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.

- Trị quai bị: Lấy rau muống 200-400g, luộc ăn cả cái lẫn nước, có thể pha chút đường vào nước mà uống.

- Đau đầu, chảy mủ tai: Rau muống 100g, thịt chó 100g, cho cả vào hầm đến khi thấy thịt chó nhừ là được. Ăn thịt chó, rau muống, uống nước rau. Cần ăn liền vài ngày.

- Trị bốc hỏa đau răng: Rễ rau muống 100g, giấm, nước mỗi thứ một nửa, sắc lấy nước ngậm ngày vài lần.

- Đại, tiểu tiện ra máu: Lấy rau muống lượng vừa đủ, rửa sạch, vò nát vắt lấy nước cốt cho mật ong vào uống. Ngày 1-2 lần. 

- Trị đi ngoài ra máu, đái ra máu, nước tiểu đục: Rau muống tươi giã nát vắt lấy nước cốt cho mật ong vào uống, mỗi lần 30-50ml.

- Trị chứng chảy máu mũi: Rau muống tươi 100g, đường đỏ vừa đủ, sau nghiền nát cho nước sôi vào mà uống.

- Dạ dày, ruột thấp nhiệt (đi ngoài phân cứng rắn): Hằng ngày lấy rau muống xào hay nấu canh ăn.

- Trị chứng lòi dom, trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 100g.

- Trị mụn nhọt mưng mủ: Lấy rau muống tươi rửa sạch, lượng vừa đủ, giã nhuyễn, trộn với mật ong vừa phải, rồi đắp vào mụn nhọt.

- Trị say sắn: Lấy một nắm rau muống giã nát vắt lấy nước cốt cho uống một bát chừng 100-150ml nếu nặng phải đi viện cấp cứu.

Y học hiện đại đã chứng minh rằng rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A..., những người cao tuổi ăn rau ngày 2 bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau mỗi ngày hoặc không ăn rau.

Đông y cho rằng rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, lá ngón, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn... Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiều chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước, ù tai, chóng mặt, đau đầu do tăng huyết áp, đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng, say hay ngộ độc sắn, giải độc do ngộ độc thức ăn, các chứng chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, tiểu tiện đục hay ra máu, trĩ, lỵ...), sản phụ khó sinh, khí hư, bạch đới, phù thũng toàn thân do thận, bí đái, tiểu đường, quai bị, chứng đẹn trong miệng ở trẻ, lở ngứa, loét da, zona (giời leo), rôm sảy, sởi, thủy đậu ở trẻ em, ong đốt, rắn giun cắn...

 

Viết đánh giá

Tên bạn:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Xấu            Tốt

Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới:



RAU MUỐNG

RAU MUỐNG
10,000 đ








 
0 đánh giá       
VĂN ĐỨC LT-024 Còn hàng

MÔ TẢ :  SẢN PHẨM TƯƠI

Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn.

Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông.

Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài.

Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống.

Quả nang tròn, đường kính 7–9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung,

đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm.

TRỌNG LƯỢNG : 1 KG

XUẤT XỨ : VĂN DỨC .GIA LÂM HÀ NỘI

 

0 1632 0

Copyright © 2024 NK2401.com
Cài đặt bởi: Website500K.com | Thiết kế website | Làm web