hinh 6 hình 2 hinh 8 HINH 8 hinh 5 hinh 12 hinh 7 hinh 10 hình 1
 
Hoa Cánh bướm thuộc chi Chi Cúc vạn thọ tây, danh pháp khoa học là Cosmos. Tên Việt nam là hoa cánh bướm, cúc sao nháy hay hoa chuồn chuồn. Nó là một chi của khoảng 20-26 loài thực vật sống một năm hay lâu năm trong họ Cúc (Asteraceae), có nguồn gốc tại các vùng đất nhiều bụi rậm và bãi cỏ của Mexico (tại đây có nhiều loài nhất), miền nam Hoa Kỳ (Arizona, Florida), Trung Mỹ và miền bắc Nam Mỹ kéo dài về phía nam tới Paraguay.
Trong Bộ môn Thực vật, họ hàng Hoa cúc (Compositae: Asteraceae) có thể xem là đa dạng với nhiều giống loại khá đẹp và rất phổ biến nhiều nơi ở các nước thế giới năm châu. Riêng tại khí hậu xứ ta, loài Hoa Cúc Sao nháy này cũng rất phổ biến, từ miền cao, đến thấp đều có trồng làm cây cảnh ở vườn nhà, hoặc nơi công cộng. Chắc các bạn yêu hoa cũng đã có lần ngắm nhìn hoa sao nháy mãnh mai với nhiều màu sắc lấp lánh giữa không gian. Nhờ vậy, các nhà thực vật đồng ý đặt tên là Hoa Sao Nháy, được ghi vào bổ sổ các loài hoa đẹp đến ngày nay.
hoa-canh-buom-cosmos
Nhìn hình ảnh của Cây Hoa sao nháy, cây Cúc này được lấy tên Cosmos mà ta gọi cho đúng nghĩa, là một loại thân thảo rất mảnh mai, mọc thành bụi, cao từ 60 đến 80cm, cho những cọng hoa dài như tăm nhang, gắn trên đầu một nụ hoa tròn, đến khi nở thành một cái hoa tròn có 8 cánh, đường kính 4-6cm vươn cao làm thành một thảm hoa nhiều màu hồng, trắng đỏ lung linh trước gió. Nhìn xa hơn, nếu ta có dịp chụp ảnh đứng giữa vườn hoa sao nháy, thì như ta ở giữa bầu trời đầy các vì sao lấp lánh, nhấp nháy như tên gọi thông thường. Cho nên khi nào ta muốn trồng làm cảnh ở vườn nhà, tất yếu phải chọn một vuông đất rộng, thoáng không gian thì mới làm nổi bậc được khung cảnh của các vì sao Cosmos
hoa-canh-buom-cosmos
Cũng vì thân thảo yếu ớt, quá mảnh mai mà cúc sao nháy ít khi nào sử dụng vào công dụng hoa cúc cắt cành như các anh em cùng giống loài, nên ta ít thấy bày bán, trưng bày hay cúng kiến. Tuy nhiên không vì lý do này mà hoa sao nháy bị kém phát triển trái lại càng ngày sao nháy càng được ưa chuộng là loại hoa làm cảnh đẹp cho vườn nhà ở các nơi. Nhờ vào bản tính gấy giống, trồng trọt dễ dàng.

 

Hướng dẫn gieo hạt

HƯỚNG DẪN GIEO HẠT


        Các loại hạt giống khác nhau thì có sự khác biệt trong kỷ thuật gieo khác nhau, tuy nhiên các chủng loại hạt quá đa dạng, chúng ta cũng ko thể áp dụng cầu kỳ các cách gieo hạt cho từng loại được mà chỉ chọn ra cách phổ biến nhất, đơn giản nhất mà làm thôi.

        Thực sự thì việc gieo hạt rất đơn giản đối với người có kinh nghiệm, sau đây mình xin tóm tắt các bước gieo hạt như sau:

1. Chuẩn bị vật dụng - chất trồng:

-Chậu nhỏ (hoặc chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa) hoặc khay ươm nếu gieo số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên uơm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí đô ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng...

-Thuốc trừ nấm.

-Đất sạch giàu dinh dưỡng + vỏ thóc hoặc perlite (đá núi lửa) hoặc cám dừa... Thông thường tỷ lệ phổ biến như sau:

Đất sạch - vỏ thóc (hoặc perlite) = 7 : 3

Ở đây chúng ta không quá chú trọng về pH vì dù có muốn chú trọng cũng không thể điều chỉnh được, vả lại đất sạch cũng đã có độ pH thích hợp cho đại đa số các loại hạt rồi.

2. Tiến hành gieo hạt:

-Chất trồng sau khi trộn đều, chúng ta cho vào chậu hoặc khay uơm.

-Tưới đẫm chất trồng.

-Phun thuốc trừ nấm lên mặt chất trồng (bước này rất quan trọng), tốt nhất phun liên tục 2-3 lần để thuốc thấm xuống sâu hơn.

-Ngâm hạt: đối với các loại hạt có vỏ mỏng (như cà, ớt...) có thể ngâm bằng nước lạnh khoảng 3-5 tiếng. Đối với các loại hạt có vỏ dày (như các loại đậu) thì nên ngâm bằng nước ấm (nguyên tắc pha nước 7 lạnh 3 nóng) ngâm 1 đêm cho vỏ hạt nở ra rồi hãy tiến hành gieo (cho nên bước này phải thực hiện có kế hoạch và làm trước các bước chuẩn bị).

*Chú ý: Đối với các loại hạt khó nảy mầm như các loại huơng thảo, oải huơng thì khuyến khích sử dụng GA3 (chất kích thích nẩy mầm) để tăng tỷ lệ nẩy mầm cao nhất!

-Gieo hạt: nguyên tắc gieo hạt là chôn hạt với độ sâu bằng 2-3 lần đường kính của hạt. Đối với các loại hạt rất nhỏ, thì chúng ta gieo trực tiếp trên mặt đất ẩm, sau đó phun suơng cho hạt bám vào chất trồng là được. Đối với hạt to hơn thì nên chôn sâu khoảng 1-2cm (chú ý ko nén chặt đất sau khi chôn hạt).

-Sau khi gieo hạt xong nên phun suơng lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau.

-Đặc biết đối với các hạt xứ lạnh, sau khi gieo hạt nên xử dụng màng thực phẩm, hay tấm kiếng đậy lại chậu hoặc khay uơm để tăng độ ẩm, giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. Các loại hạt xứ nóng không cần thực hiện bước này.


3. Chăm sóc sau khi gieo hạt:

-Nhiệt độ: tùy loại mà hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm, tuy nhiên dao động từ khoảng 20-25oC thích hợp cho đại đa số hạt. Không cần quá chú trọng đến vấn đề này vì chỉ cần che lưới là ổn rồi.

-Độ ẩm của đất trồng: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô. Bao lâu phun 1 lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt (nhiệt độ, sức gió...), vấn đề này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và quan sát thường xuyên.

-Đặt chậu hoặc khay uơm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng. Cũng có 1 số ít (rất ít) loại cần gieo hạt trong bóng tối.

-Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con đã lớn đến mức độ nào đó (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh...), chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng.

-Bón phân: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.

-Sâu bệnh: giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun ngừa thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng vi sinh) 1 tuần 1 lần. Ngoài ra cũng chú ý đất trồng không được để úng tránh cây bị thối.

Cách bảo quản hạt giống 
- Bảo quản hạt giống hoa  nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao và ẩm ướt. Nếu bạn sử dụng túi hạt không hết thì bạn cho gập miệng túi lại và gói vào giấy dễ hút ẩm như giấy báo, giấy bản. Sau đó cho vào túi nilong hay tốt nhất là cho vào chai lọ có màu xanh hoặc nâu, nếu không dầy phải cho thêm tro sạch. Cũng có thể gói cho vào thùng sắt tây đậy kín, dưới để các gói vôi bột vùa hút ẩm vừa tiệt trùng. Sở dĩ phải có độ hút ẩm là vì hạt vẫn thở và thải hơi nước. Gói kín hay cho vào chai màu để tránh ánh sáng kích thích hạt thở nhiều, nên để hạt ở nơi khô mát nếu để ở gác bếp phải thật xa nơi có lửa trực tiếp.

 

Viết đánh giá

Tên bạn:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Xấu            Tốt

Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới:



HÌNH ẢNH ĐẸP




























 

HẠT GIỐNG HOA CÁNH BƯỚM

HẠT GIỐNG HOA CÁNH BƯỚM
HẠT GIỐNG HOA CÁNH BƯỚM HẠT GIỐNG HOA CÁNH BƯỚM HẠT GIỐNG HOA CÁNH BƯỚM
100,000 đ








 
0 đánh giá       
VIỆT NAM HC-058 Còn hàng

MÔ TẢ :Là một loại thân thảo rất mảnh mai,

mọc thành bụi, cao từ 60 đến 80cm,

cho những cọng hoa dài như tăm nhang,

gắn trên đầu một nụ hoa tròn, đến khi nở thành

một cái hoa tròn có 8 cánh, đường kính 4-6cm

vươn cao làm thành một thảm hoa nhiều màu hồng,

trắng đỏ lung linh trước gió..

Tỷ lệ nẩy mầm: ~85%
Độ sạch: ~98%
Độ ẩm: ~8%
Thời gian nẩy mầm: 4-8 ngày

SỐ LƯỢNG : 100 HẠT

0 4214 0

Copyright © 2024 NK2401.com
Cài đặt bởi: Website500K.com | Thiết kế website | Làm web