hinh 6 hình 2 hinh 8 HINH 8 hinh 5 hinh 12 hinh 7 hinh 10 hình 1
 

Loại 1: Gói 15 hạt - 30.000 đ, gói 100 hạt - 100.000 đ

hoa dừa cạn

Loại 2: Gói 50 hạt - 100.000 đ

Hoa dừa cạn (Vinca) là loài hoa rất phổ biến trên thế giới. Hoa dừa cạn cánh đơn, mỏng. Có nhiều mầu sắc như trắng, tím, hồng, đỏ. Thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ treo 
Cây dừa cạn có sức sống khoẻ. Có thể sống quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng 

Thông tin chung

Số hạt/gram: 650 - 780 hạt/gr

Đường kính hoa từ 4- 5 cm

Chiều cao cây 30 - 35 cm

Thời gian vườn ươm từ 25 - 30 ngày

Thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa 40 - 45 ngày

Sâu bệnh hại

Bệnh thối thân do nấm Pythium, bệnh phấn trắng, virút, sâu ăn tạp, nhện đỏ, bọ trĩ

 

Một số hình ảnh của hoa Dừa cạn:
Hoa dừa cạn  có tên tiếng Anh là Periwinkle. Tên tiếng Việt là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa...Họ: Trúc đào (Apocynaceae)
Hoa cánh đơn, mỏng. Có nhiều mầu sắc như  trắng, tím, hồng, đỏ. Thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ cheo. Cây có sức sống khoẻ. Có thể sống quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng
Cây dừa cạn là cây thảo sống lâu năm, cao 40 - 60cm, phân nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt, sau chuyển hoa màu hồng hoặc trắng (hiếm hơn). Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4-6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẳn, mặt trên sẩm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu hồng hoặc trắng (trắng hiếm hơn).
Hoa dừa cạn, nàng đẹp đến kiêu kỳ
Nếu có thể cho ta một điều ước
Còn gì hơn nét kiêu sa tráng lệ
Vẫn kiên cường đứng mình trên sỏi đá.


 

Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn, dài 5 thùy, hình ống ngắn, tràng có 5 cánh, ống tràng hẹp phình ra ở dưới các cánh hoa, nhị 5 đính vào họng của ống tràng, chỉ nhị rất ngắn, bầu gồm 2 lá noãn đính với nhau ở vòi. Quả gồm 2 đại dài 2,5 - 3 cm, mọc thẳng hơi choãi ra, hạt nhỏ, hình trứng màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Mùa hoa quả, tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10.
hoa-dua-can



 

Chi Catharanthus G.Don có nguồn gốc ở Madagasca, loài dừa cạn được di nhập sang nhiều nước nhiệt đới ở Nam Á cũng như Đông Nam Á trong đó có Việt nam và đảo Hải Nam Trung Quốc. Vào đầu khoảng giữa thế kỹ 18, dừa cạn được trồng ở Paris, sau đó có mặt tại nhiều vườn thực vật khác ở Châu Âu.
Lá và hoa cùng đua nhau vươn lên khiến cho hình ảnh khóm dừa cạn tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống.
Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu và cái tên Nhật là Nhật xuân hay Thiên Thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó.Những chậu cảnh hay giò hoa dừa cạn xuất hiện bên cửa sổ hoặc ban công sẽ đem lại cho gia chủ nhiều may mắn.
hoa-dua-can

Trong dịp mừng thọ, mừng sinh nhật hay dịp lễ tết, hoa dừa cạn là món quà đầy ý nghĩa. Nếu bạn đang trong giai đoạn thi cử, loài hoa này sẽ mang lại cho bạn sự thành đạt trên con đường học vấn.Nó cũng là món quà đặc biệt cho buổi lễ khai trương hay lễ mừng thăng chức. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, dừa cạn cũng được xem là cây có khả năng trừ tà. 
 

 

Hướng dẫn gieo hạt

HƯỚNG DẪN GIEO HẠT


        Các loại hạt giống khác nhau thì có sự khác biệt trong kỷ thuật gieo khác nhau, tuy nhiên các chủng loại hạt quá đa dạng, chúng ta cũng ko thể áp dụng cầu kỳ các cách gieo hạt cho từng loại được mà chỉ chọn ra cách phổ biến nhất, đơn giản nhất mà làm thôi.

        Thực sự thì việc gieo hạt rất đơn giản đối với người có kinh nghiệm, sau đây mình xin tóm tắt các bước gieo hạt như sau:

1. Chuẩn bị vật dụng - chất trồng:

-Chậu nhỏ (hoặc chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa) hoặc khay ươm nếu gieo số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên uơm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí đô ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng...

-Thuốc trừ nấm.

-Đất sạch giàu dinh dưỡng + vỏ thóc hoặc perlite (đá núi lửa) hoặc cám dừa... Thông thường tỷ lệ phổ biến như sau:

Đất sạch - vỏ thóc (hoặc perlite) = 7 : 3

Ở đây chúng ta không quá chú trọng về pH vì dù có muốn chú trọng cũng không thể điều chỉnh được, vả lại đất sạch cũng đã có độ pH thích hợp cho đại đa số các loại hạt rồi.

2. Tiến hành gieo hạt:

-Chất trồng sau khi trộn đều, chúng ta cho vào chậu hoặc khay uơm.

-Tưới đẫm chất trồng.

-Phun thuốc trừ nấm lên mặt chất trồng (bước này rất quan trọng), tốt nhất phun liên tục 2-3 lần để thuốc thấm xuống sâu hơn.

-Ngâm hạt: đối với các loại hạt có vỏ mỏng (như cà, ớt...) có thể ngâm bằng nước lạnh khoảng 3-5 tiếng. Đối với các loại hạt có vỏ dày (như các loại đậu) thì nên ngâm bằng nước ấm (nguyên tắc pha nước 7 lạnh 3 nóng) ngâm 1 đêm cho vỏ hạt nở ra rồi hãy tiến hành gieo (cho nên bước này phải thực hiện có kế hoạch và làm trước các bước chuẩn bị).

*Chú ý: Đối với các loại hạt khó nảy mầm như các loại huơng thảo, oải huơng thì khuyến khích sử dụng GA3 (chất kích thích nẩy mầm) để tăng tỷ lệ nẩy mầm cao nhất!

-Gieo hạt: nguyên tắc gieo hạt là chôn hạt với độ sâu bằng 2-3 lần đường kính của hạt. Đối với các loại hạt rất nhỏ, thì chúng ta gieo trực tiếp trên mặt đất ẩm, sau đó phun suơng cho hạt bám vào chất trồng là được. Đối với hạt to hơn thì nên chôn sâu khoảng 1-2cm (chú ý ko nén chặt đất sau khi chôn hạt).

-Sau khi gieo hạt xong nên phun suơng lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau.

-Đặc biết đối với các hạt xứ lạnh, sau khi gieo hạt nên xử dụng màng thực phẩm, hay tấm kiếng đậy lại chậu hoặc khay uơm để tăng độ ẩm, giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. Các loại hạt xứ nóng không cần thực hiện bước này.


3. Chăm sóc sau khi gieo hạt:

-Nhiệt độ: tùy loại mà hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm, tuy nhiên dao động từ khoảng 20-25oC thích hợp cho đại đa số hạt. Không cần quá chú trọng đến vấn đề này vì chỉ cần che lưới là ổn rồi.

-Độ ẩm của đất trồng: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô. Bao lâu phun 1 lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt (nhiệt độ, sức gió...), vấn đề này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và quan sát thường xuyên.

-Đặt chậu hoặc khay uơm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng. Cũng có 1 số ít (rất ít) loại cần gieo hạt trong bóng tối.

-Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con đã lớn đến mức độ nào đó (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh...), chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng.

-Bón phân: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.

-Sâu bệnh: giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun ngừa thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng vi sinh) 1 tuần 1 lần. Ngoài ra cũng chú ý đất trồng không được để úng tránh cây bị thối.

 

Viết đánh giá

Tên bạn:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Xấu            Tốt

Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới:



HẠT GIỐNG HOA DỪA CẠN

HẠT GIỐNG HOA DỪA CẠN
HẠT GIỐNG HOA DỪA CẠN HẠT GIỐNG HOA DỪA CẠN HẠT GIỐNG HOA DỪA CẠN
100,000 đ








 
0 đánh giá       
VIỆT NAM HC-061 Còn hàng

MÔ TẢ :

Nó là cây thân thảo hoặc cây bụi nhỏ thường xanh,

cao tới 1 m, phân cành nhiều. Các lá có dạng hình

ôvan hay thuôn dài, kích thước 2,5–9 cm dài và 1–3,5 cm rộng,

xanh bóng, không lông, với gân lá giữa nhạt màu hơn và

cuống lá ngắn (dài 1–1,8 cm); mọc thành các cặp đối.

Hoa có màu từ trắng tới hồng sẫm với phần tâm có màu đỏ hơn,

ống tràng dài 2,5–3 cm và tràng hoa đường kính 2–5 cm

có 5 thùy tương tự như cánh hoa.

Quả là một cặp quả đại dài 2–4 cm, rộng 3 mm

chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng

SỐ LƯỢNG : 100 HẠT

0 2916 0

Copyright © 2024 NK2401.com
Cài đặt bởi: Website500K.com | Thiết kế website | Làm web